Bật mí lý do người Nhật luôn tách riêng phòng tắm với toilet

Chúng ta vẫn luôn bị bất ngờ bởi những nét văn hóa độc đáo, khác biệt thậm chí có phần cầu kì và kỹ tính của Nhật Bản. Điều đó được thể hiện qua cách làm việc, sinh hoạt thậm chí là cách xây nhà của họ. Đặc biệt đó là người Nhật luôn tách biệt nhà tắm vời toilet dù diện tích của nhà có nhỏ cỡ nào đi chăng nữa. Tại sao lại như vậy, hãy cùng Cleanchem tìm hiểu nhé!

Tại sao người Nhật luôn tách riêng phòng tắm với toilet?

Giữ nét truyền thống

Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế, hiện đại hóa rất nhanh nhưng người Nhật vẫn giữ nhiều nét truyền thống. Một trong số đó chính là việc tách biệt khu vệ sinh. Cũng giống như Việt Nam trước đây, người Nhật thường bố trí nhà vệ sinh xa khu nhà chính. Thông thường nhà vệ sinh sẽ ở giữ vườn tĩnh mịch hoặc cuối hành lang. Khu vực này luôn có cửa sổ, thông gió nhiều ánh sáng tự nhiên giúp nhà vệ sinh thoáng đãng.

Đảm bảo vệ sinh

Việc bố trí nhà vệ sinh ngoài vườn đảm bảo sự thông thoáng sạch sẽ; nhưng gây khó khăn vào mùa đông và buổi tối. Hơn nữa khi diện tích nhà bị thu hẹp thì người Nhật sẽ bố trí nhà vệ sinh gần chỗ ở những vẫn sẽ tách biệt nhà vệ sinh và phòng tắm.

Người Nhật luôn quan niệm rằng nhà tắm không chỉ là nơi để vệ sinh cá nhân mà còn là “chốn thiên đường”. Nên phải thật sự thơm tho, ấm áp và tiện nghi để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất. Trong khi đó toilet là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc xả bồn cầu sau khi đi vệ sinh có thể khiến các vi khuẩn từ bồn cầu bị bắn ra ngoài trong phạm vi 2m. Như vậy, khắn tắm, khăn mặt, bàn chải…đều có thể trở thành nơi kí sinh mới của vi khuẩn.

Thuận tiện trong sinh hoạt

Người Nhật đành nhiều thời gian trong nhà tắm và nhà vệ sinh như một cách tận hưởng cuộc sống. Vì vậy họ quyết định thiết kế tách biệt giữa nhà tắm và nhà vệ sinh để không cập rập, gấp gáp ảnh hưởng đến những người khác trong nhà.

Đồng thời việc xây dựng nhà vệ sinh như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bởi hiện nay hầu hết các gia đình ở Nhật đều trang bị các thiết bị vệ sinh hiện đại với phần bệ có hệ thống sưởi ấm, phun nước rửa tự động. Do đó các thiết bị của Nhật luôn cắm điện. Điều này yêu cầu không gian nhà vệ sinh cần tuyệt đối khô ráo để đảm bảo an toàn tránh gây cháy chập gây ra hậu quả giật điện.

Những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất khi không tách riêng phòng tắm với toilet

Bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong nhà vệ sinh, chứa nhiều chất thải. Với thiết kế hình chảo rất khó cọ rửa và dễ bám bẩn. Ngoài ra vì ở gần khu vực tắm nên nơi này thường xuyên ẩm ướt tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Do đó bạn nên đậy nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả vì vi khuẩn có thể bay xa tơi 25cm trong không khí.

Bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng và kệ đựng bàn chải đánh răng là nơi chứa rất nhiều những vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, nấm mốc và nấm men do để gần bồn cầu. Vì thế bạn nên thay bàn chải thường xuyên và cọ phần kệ đừng 1 lần/ tuần để ngắn ngừa vi khuẩn phát triền.

Vòi tắm hoa sen

Với thiết kế phức tạp các cặn bã bụi bẩn cũng như vi khuẩn từ bồn cầu có thể tích tụ dưới vòi; làm bẩn lượng nước lâu ngày sẽ gây hại cho da bạn. Do đó bạn nên tháo vòi hoa sẽ ra ngâm rửa sạch sẽ mỗi tuần 1 lần nhé.

Băng/ giấy vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt lại chứa nhiều vi khuẩn do bồn cầu phát tán; nên có thể khiến băng vệ sinh bị nhiễm khuẩn sau khi chị em sử dụng sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa. Do đó bạn nên thiết kế để riêng băng/ giấy vệ sinh vào tủ hoặc nơi cao; khô ráo trong nhà vệ sinh.

Qua bài viết này bạn có suy nghĩ sẽ tách biệt hai khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh giống người Nhật không? Hãy cho CleanChem biết nhé!

> Xem thêm:

LÀM SẠCH VÀ KHỬ MÙI NHÀ VỆ SINH

HƯỚNG DẪN VỆ SINH BỒN CẦU ĐÚNG CÁCH

BÁN HÓA CHẤT VỆ SINH TẨY RỬA KHU VỰC NHÀ VỆ SINH

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?