Tháng 12 báo hiệu cho mùa Đông bắt đầu. Các thiết kế thoáng mát, mỏng nhẹ của mùa hè sẽ dần nhường chỗ cho những chiếc ao len, hay áo khoác trong tủ đồ của mỗi người. Đây cũng là thời điểm những cơn mưa lạnh, thời tiết hanh khô, ít nắng sẽ trở thành nỗi lo của nhiều người trong việc giặt giũ và bảo quản quần áo mùa lạnh. Bởi quần áo sẽ lâu khô, có mùi khó chịu và bị nhắn nheo…Hãy cũng CleanChem tìm hiểu những các thức cơ bản bảo quản và chăm sóc trang phục trong thời tiết “khó chiều” của những ngày Thu – Đông này nhé!
Bí quyết bảo quản quần áo mùa lạnh
1. Không nên giặt đồ quá thường xuyên
Khác với chúng ta thường nghĩ, việc giặt giũ thường xuyên chính là nguyên nhân khiến quần áo mau hỏng. Nên phân loại quần áo trước khi bỏ vào máy giặt, nếu quần áo vẫn không mang mùi và trông mới sau một ngày mặc thì cứ treo lên bằng găng để cho lần sử dụng sau.
Nói vậy không có nghĩa là quần áo thể dục, quần áo lót có thể tái sử dụng lại sau khi mặc nhé, phải giặt ngay sau khi sử dụng. Còn đối với những chiếc áo khoác ngoài và đồ jeans thì bạn có thể sử dụng ít nhất là 2 tuần trước khi có ý định đem giặt. Thậm chí có những người kỹ đến mức không giặt quần jeans trong nhiều tháng vì sợ hỏng dáng, họ khử mùi bằng phương pháp “giặt khô”: Sau mỗi lần sử dụng liền lộn trái ra, bỏ vào túi nylon có zipper và cho vào tủ lạnh để tiếp tục sử dụng sau vài ngày.
2. Phân loại quần áo trước khi giặt
Trước khi giặt đồ bạn nên phân loại quần áo theo chất liệu vải cũng như màu sắc để giữ được độ bền cho trang phục. Màu trên quần áo không ổn định có thể gây ra các vết bẩn trên những chiếc áo trắng. Ngoài ra, những chi tiết nhỏ như tiền xu; giấy tờ hay những đồ để quên trong túi áo quần. Chính là những tác nhân chính làm hư phom dáng và giảm tuổi thọ trang phục quần áo. Do đó bạn nên kiểm tra kỹ, lộn trái, đóng dây kéo khóa và nút quần, cài cúc áo trước khi bỏ vào máy giặt.
3. Giặt tay hay giặt máy?
Để biết được nên giặt tay hay giặt máy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác quần áo để nắm được chất liệu nào có thể giặt bắng máy. Đa số các loại trang phục hiện nay đều thân thiện với máy giặt. Tuy nhiên, quần áo làm từ chất liệu len, dệt kim, cashmere cần được giặt bằng tay trong nước lạnh và nước giặt chuyên dụng. Đối với những trang phục thông thường bạn có thể sử dụng túi giặt lưới để tránh các vấn đề khi giặt máy như xù lông, rách vải, quấn vào nhau…
4. Vắt kiệt nước trên quần áo
Quần áo trước khi phơi cần phải vắt kiệt để chăm sóc và bảo quẩn hiệu quả nhất. Bạn cũng nên lưu ý quần áo nào được vắt bằng máy giặt, quần áo nào nên vắt bằng tay. Ngoài ra có thể sử dụng chế độ sấy khô của máy giặt để tiết kiệm thời gian phơi khô quần áo
5. Giặt quần áo vào thời điểm nào
Bạn có thể tranh thủ thời gian trước khi ra khỏi nhà vào buổi sáng để giặt quần áo. Vì đây là thời điểm tốt nhất để quần áo vừa có thể khô ngay trong nhà vừa đón được ánh nắng hiếm hoi của màu lạnh. Nếu phải phơi quần áo vào ban đêm; bạn nên chú ý phơi trong nhà, không gian thoáng đãng. Tránh các không gian nhà bếp và phòng tắm vì trang phục có thể bị ám mùi và lâu khô hơn vì độ ẩm cao.
6. Phơi quần áo đúng cách
Nếu có thể thì hãy phơi quần áo khô tự nhiên mà không sử dụng đến máy giặt. Việc hong khô trực tiếp bằng máy với quần áo vừa giặt xong sẽ khiến nước bốc hơi nhanh. Gây ra quá trình co rút vải và giảm tuổi thọ sản phẩm. Bạn có thể phơi những đồ trắng sáng màu ngoài trời. Còn những đồ sậm màu thì tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp; mà phơi trong bóng râm để tránh tình trạng phai bạc màu nhanh chóng.
Trước khi phơi, bạn nên giũ quần áo để giúp quần áo bớt nhăn và giảm bớt lượng nước trước khi phơi. Sử dụng móc treo quần áo sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, đối với cách trang phục đan dệt (len, dệt kim, cashmere…), bạn nên trải thẳng lên lưới phơi thay vì dùng các loại móc thông thường để tránh làm dãn quần áo.
7. Treo hay gấp?
Để có thể giữ được dáng áo; bạn nên hiểu rõ chất liệu mà phom dáng vì không phải trang phục nào cũng có thể treo hay gấp. Với đặc tính dễ bị giãn thòng xuống khi treo, đồ lên cần được gấp ngay ngắn và xếp gọn.
Với áo thun hay bất kì trang phục nào có chất liệu co giãn thì nên xếp lại nhưng tuyệt đối không chất đống trong tủ. Đối với áo khoác, suit nên treo bằng các loại móc bọc vải nhung. Hoặc móc gỗ để giữ dáng tròn cho phần vai.
Với váy, chân váy thì cũng cần được treo lên do những trang phục này thường làm từ chất liệu mềm và rũ. Sơ mi chất mềm mỏng, rất dễ nhăn nên cần được treo căng bằng móc nhựa hoặc gỗ; tránh sử dụng loại móc mảnh bằng kim loại vì dễ làm hư dáng áo.
8. Ủi quần áo bằng máy hơi nước
Thực tế bàn là truyền thống rất “thân thiện” với quần áo chúng ta; đặc biệt là quần áo mùa lạnh. Hiện tượng tĩnh điện khi thời tiết hanh khô cùng việc tiếp xúc với bề mặt kim loại nóng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ trang phục. Vì thế hãy đầu tư vào một chiếc máy là hơi nước sử dụng áp suất và hơi nóng phà ra để là quần áo. Không chỉ hiệu quả tương đương bàn ủi truyền thống; máy là hơi nước còn an toàn và giữ đưuọc tuổi thọ trang phục lâu hơn.
9. Thay đổi luân phiên các kiểu trang phục
Thay đổi luân phiên trang phục là một trong những cách bảo quản quần áo hữu hiệu nhất trong mùa Thu – Đông. Mặc một bộ quần áo nhiều ngày liên tiếp sẽ khiến chúng hấp thụ mùi cơ thể và việc giặt ủi liên tục sẽ làm giảm chất lượng quần áo. Thay vì sử dụng bộ trang phục ưng ý quá thường xuyên hãy mặc xen kẽ nhiều kiểu khác nhau để thay đổi phong cách và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Bên cạnh đó sau mỗi ngày sử dụng bạn nên lộn trái và treo quần áo ở nơi thoáng mát nhé.
10. Lưu giữ hương thơm cho quần áo
Vào mùa lạnh, quần áo sẽ lâu khô hơn và thường có mùi khó chịu. Vì vậy việc lưu giữ hương thơm là một trong những cách bảo quản quần áo quan trọng.
Việc lưu hương thơm cho quần áo thì cũng có rất nhiều cách:
- Sử dụng nước xả vải quần áo sau quá trình giặt
- Sử dụng nước xịt thơm, tinh dầu thơm quần áo sau quá trính sấy khô
- Hoặc dùng túi thơm, giấy thơm…
Lưu ý: Không nên dùng nước xả vải đối với quần áo chuyên dụng cho thể thao.
Bởi vì đồ gymwear được làm từ chất liệu vải thấm hút mồ hôi; phủ lớp tĩnh điện và chất liệu dày cứng, đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm thấu chất cáu bẩn, mồ hôi cũng như tôn dáng khi bạn tập thể dục. Thói quen sử dụng nước làm mềm vải khiến chất liệu vải mềm đi; mất phom dáng, giảm độ tĩnh điện và lớp hương của nước xả trên bề mặt vải sẽ bít đi những lỗ thoát hơi. Do đó, khi tập luyện thể thao; bộ quần áo bạn đang mặc không còn công năng thấm hút chất bẩn và thoáng khí nữa.
Hy vọng với những cách bảo quản quần áo mùa lạnh trên đây sẽ giúp các bạn có được những kinh nghiệm cho mình trong việc giặt giũ và bảo quản quần áo của gia đình nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!