Nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng đậm hay nhạt phản ánh điều gì? 

Trong quá trình xử lý nước xả thải thì không ít kỹ sư phải đau đầu về việc nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng khác lạ. Liệu hiện tượng này đang phản ánh điều gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Giải pháp nào sẽ tối ưu nhất? Vậy, hãy cùng CleanChem tìm hiểu vấn đề này cụ thể hơn. 

Tình trạng nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng khiến cho không ít các kỹ sư đang vô cùng đau đầu. Tùy theo sắc tố đậm nhạt mà sẽ phản ánh từng vấn đề khác nhau. Sau đây là hai trường hợp phổ biến:

  • Trường hợp 1: Nước thải có màu vàng nhưng công trình vẫn đạt chuẩn mọi chỉ tiêu đầu ra. Lúc này, bạn không cần quan tâm đến nguyên nhân hay cách khắc phục.
  • Trường hợp 2: Nước thải có màu vàng do vượt chỉ tiêu đầu ra như BOD, Ammonia và đặc biệt là Nitơ tổng. 

Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề “Nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng”

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng? Liệu vấn đề nằm ở đâu? Làm sao để khắc phục hiệu quả từng vấn đề? Theo dõi tiếp bài viết để nắm bắt thông tin. 

Xuất hiện trong giai đoạn đầu khởi động nuôi cấy vi sinh

Nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng đục xuất hiện khá phổ biến trong giai đoạn mới khởi động nuôi cấy vi sinh. Cụ thể thì thường từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 10 của chu trình. Do vi sinh lúc này đang tập làm quen với môi trường nước thải bên ngoài. Hơn nữa, chúng cũng chưa sản sinh đủ số lượng và hoạt tính để có thể phân hủy tốt thành phần chất hữu cơ. Đặc biệt là khả năng bẻ mạch, phá hủy liên kết các hợp chất tạo màu trong nước thải.  

Cách khắc phục:

  • Tiếp tục duy trì việc nuôi cấy vi sinh. Đảm bảo môi trường sống tốt và sinh sản mạnh
  • Kiểm soát thường xuyên các thông số. Cụ thể như sau: pH đạt trong khoảng 6,5 – 8, DO bể hiếu khí > 2mg/l. Cân bằng dinh dưỡng C:N:P = 100:5:1.
  • Gia tăng lượng bùn tuần hoàn trong bể sinh học.

Nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng do thiếu hoặc không có vi sinh 

Sau một thời gian dài hoạt động, nhiều hệ thống đột nhiên bị hao hụt đi lượng lớn vi sinh trong bể hiếu khí. Thậm chí là không có. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này thường do hệ thống bị sốc tải hoặc thiếu dinh dưỡng lâu ngày. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xử lý nước thải.

Cách khắc phục: 

  • Bổ sung lượng vi sinh mới bằng các chế phẩm sinh học hoặc bùn hoạt tính có kiểm nghiệm chất lượng. Nhờ đó, hệ thống sẽ nhanh chóng bổ sung, nuôi cấy lại hệ vi sinh cần thiết.  
  • Luôn đảm bảo tỷ lệ C:N:P = 100:5:1, thông số pH và DO.

Chất dinh dưỡng bổ sung

Hàm lượng cơ chất trong một số nước thải rất thấp. Chính vì thế, các kỹ sư thường bổ sung thêm một lượng chất dinh dưỡng nhất định vào bể sinh học khi vận hành hệ thống xử lý thải. Những loại dinh dưỡng phổ biến hiện nay như mật rỉ, methanol, ethanol,… Tuy mật rỉ khá rẻ, dễ mua nhưng lại tạo màu trong nước – nguyên nhân gây vấn đề “Nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng”.

Cách khắc phục: Sử dụng methanol hoặc ethanol thay cho mật rỉ truyền thống. 

Hệ thống xử lý Nitơ và Ammonia không hiệu quả 

Hàm lượng Nitơ và Ammonia khá cao trong một số loại nước thải như chế biến thủy sản, cao su, chăn nuôi,… Nếu không được xử lý tốt thì rất dễ khiến nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng. Khi nồng độ ammonia càng cao thì màu vàng càng sậm hơn.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại cơ chế vận hành của hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt là sự chuyển hóa Nitơ trong chu trình: Ammonia -> NO2 -> NO3 -> N2.

Lưu ý: Bổ sung thêm chủng vi sinh vật để thúc đẩy quá trình chuyển hóa:

  • Vi sinh Nitrosomonas: thúc đẩy chuyển hóa Ammonia -> NO2
  • Vi sinh Nitrobacter thúc đẩy chuyển hóa NO2 -> NO3
  • Khử Nitrat bằng Pseudomonas: NO3-> N2.

Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước thải sau lắng có màu vàng

Việc sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những giải pháp tối ưu, thân thiện nhất với môi trường hiện nay. Để xử lý tình trạng nước thải sau lắng 30 phút, các kỹ sư cần kết hợp cả Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 của Biogency.

Cụ thể: Microbe-Lift IND đóng vai trò như một sản phẩm nền, tạo môi trường hoạt động tốt nhất cho vi sinh trong Microbe-Lift N1. Bởi vì Microbe-Lift IND chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng chuyên xử lý BOD, COD, TSS nên sẽ làm tăng hiệu quả xử lý toàn diện cho hệ thống xử lý nước thải nhờ: 

  • Giảm BOD, COD, TSS xuống mức cần thiết

  • Giảm thiểu tình trạng thiếu hụt vi sinh vật
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải nếu gặp sự cố bất ngờ.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat đưa nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng trở về trạng thái bình thường. Do sản phẩm chứa vi sinh Pseudomonas khử Nitrat, giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
  • Giảm mùi hôi và lượng bùn thải hiệu quả. 

Còn Microbe-Lift N1 giúp tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải nhờ:

  • Khởi động và thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong hệ thống xử lý nước thải
  • Kết hợp với Microbe-Lift IND chứa chủng Pseudomonas sp sẽ làm tăng hiệu quả cho quá trình khử Nitrat. Từ đó, giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat cho toàn bộ hệ thống.
  • Làm giảm mùi Amoniac trong hệ thống xử lý nước thải. 

Việc kết hợp Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 sẽ giúp giải quyết lượng Nitơ cao trong nước thải hiệu quả hơn. Từ đó, vấn đề nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng được xử lý nhanh chóng. 

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, CleanChem cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng. Mọi yêu cầu hay cần tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0865 000 696.

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?