Xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải y tế là loại nước thải có tính chất ô nhiễm rất cao, nước thải chưa xử lý vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, nếu nước thải này không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây hậu quả ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Do vậy, hệ thống y tế cần giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải bệnh viện.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

 

Thuyết minh quy trình

Hiện nay, công nghệ AAO được lựa chọn trong hầu hết hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.

Giai đoạn 1:

A-Anaerobic (yếm khí, kỵ khí):  nước thải bệnh viện sau khi qua các công trình phụ trợ như thu gom, song chắn rác, bể điều hòa lưu lượng sẽ được bơm vào bể A-Anaerobic, trong bể này có chứa sẵn lượng vi sinh kỵ khí (nghĩa là vi sinh trong môi trường không có oxy, vi sinh này có màu đen sẫm) nước thải được hòa trộn với loại vi sinh kỵ khí để bắt đầu quá trình xử lý.
 
Vi sinh kỵ khí là loại vi sinh có khả năng xử lý mạnh chúng sinh sống và xử lý chất ô nhiễm trng môi trường không có oxy, hiểu một cách nôn na là “chất thải của mình là thức ăn của chúng” chúng sử dụng chất ô nhiễm (đại diện là BOD, COD, …) làm thức ăn sinh sôi nảy nở và phát triển thành sinh khối trong thời gian chu kỳ lưu trong bể này khoảng 36h.  Sau khi qua bể A-Anaerobic thì chất ô nhiễm như BOD, COD giảm khoảng 70%.

Giai đoạn 2:

A-Anoxic là bể hay giai đoạn sau của bể A-Anaerobic, trong bể này cũng chứa sẵn vi sinh thiếu khí hay vi sinh sống trong môi trường ít khí, loại vi sinh này có màu đen nhẹ ( lai giũa màu đen và nâu), sự sinh sống và hoạt động của vi sinh này cũng tương tự như loại vi sinh kỵ khí, chúng cũng sử dụng chất ô nhiễm làm thức ăn, nhưng chất ô nhiễm ở đây là Amoni, Nito, Phospho và một phần BOD, COD. Sau thời gian lưu nước trong Anoxic từ 6-8h hàm lượng các chất ô nhiễm giảm xuống còn 30%. Hỗn hợp nước thải và vi sinh ít khí này tiếp tục chảy qua giai đoạn 3 để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại

Giai đoạn 3:

O-Oxy đây là giai đoạn xử lý cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, trong bể này, oxy được cung cấp nhiều vào bể bằng máy thổi khí và đĩa phân phối khí Jaeger đặt dưới đáy bể. Vi sinh hiếu khí này có màu nâu (màu café sữa) và sử dụng oxy để chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành sinh khối, sinh khối càng nhiều thì chất ô nhiễm trong nước thải càng bị xử lý nhiều nước càng sạch. Sau thời gian lưu nước tại bể này là 9-12h, hỗn hợp nước và vi sinh tiếp tục chảy sang bể lắng để tiếp tục chảy sang bể khử trùng.

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?