Bia đang ngày càng là thức uống hàng ngày không thể thiếu đáng mày râu. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp sản xuất bia ra đời. Tuy nhiên việc nước thải trong qua trình sản xuất bia cũng đang là một vấn đề nhức nhối. Để đảm bảo không gây ô nhiễm, doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống Xử lí nước thải ngành sản xuất bia.
- Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất bia
Dây chuyền sản xuất bia chia làm 3 giai đoạn sau: giai đoạn nấu, giai đoạn lên men, giai đoạn chiết
Quy trình công nghệ sản xuất bia và nguồn gốc phát sinh nước thải
Thành phần tính chất nước thải sản xuất bia
Quy trình công nghệ Xử lý nước thải sản xuất bia
-
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Nước thải sản xuất của nhà máy chảy về hệ thống xử lý tập trung. Nước thải bắt đầu chảy qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tự chảy vào hố thu gom và được bơm lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước thải được bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH. Trong bể còn bố trí hệ thống phân phối khí để đảm bảo hòa tan, điều hòa nồng độ các chất bẩn và ngăn cản quá trình lắng cặn trong bể.
– Tại bể UASB :
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể UASB. Trong bể UASB nước thải được phân phối đều trên diện tích đáy bể bởi hệ thống phân phối có đục lỗ. Bể UASB được bổ sung vi sinh xử lí nước thải để tăng tốc độ phân hủy kỵ khí, đạt hiệu suất cao hơn và tăng lượng khí sinh ra. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, tự dưỡng, dị dưỡng… các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại vùng phản ứng kị khí. Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn. Nước trong ra khỏi bể UASB có hàm lượng chất hữu cơ thấp được chảy tràn qua bể Aerotank thông qua máng thu nước.
– Tại bể Aerotank
Bổ sung vi sinh Aquaclean ACF–32 gồm 32 chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml. Trong đó có chứa các nhóm sinh vật như vi khuẩn hiếu khí/thiếu khí tùy nghi. Nước thải được trộn đều với vi sinh bằng hệ thống phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và một phần để tổng hợp thành tế bào vi sinh vật mới. Kết quả là nước thải được làm sạch. Hỗn hợp bùn, nước trong bể Aerotank được dẫn sang bể lắng bậc II theo nguyên tắc tự chảy.
– Ở bể lắng bậc II
Thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ lửng trong nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aerotank. Phần còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.
Bùn từ bể UASB sẽ được bơm về bể chứa bùn. Sau đó bơm lên bể nén bùn. Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm bớt độ ẩm và thể tích bùn. Sau đó tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được dẫn về hố thu gom để được tiếp tục làm sạch.
– Bể khử trùng :
Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước đạt tiêu chuẩn thải sẽ được đổ vào cống thoát nước chung của khu vực.
Ưu điểm của công nghệ Xử lí nước thải như sau:
– Hiệu quả xử lý nước thải cao.
– Chi phí vận hành thấp.
– Dễ dàng trong công tác quản lý, vận hành hệ thống xử lý.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Tòa D5A, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: info@cleanchem.vn
Hotline 1: 0865 000 696
Hotline 2: 0865 000 882
Hotline 3: 0865 000 959