CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN ĐẠI HIỆN NAY

Các công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải luôn đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu xuất của hệ thống xử lý nước thải. Yếu tố môi trường và ngoại cảnh; với mỗi điều kiện khác nhau lại cần phải sử dụng những công nghệ và giải pháp khác nhau. Trong quá trình cải tiến và áp dụng rất nhiều công nghệ xử lý tiên tiến như vậy thì công nghệ xử lý nước thải nào phù hợp với Việt Nam và tiên tiến nhất? Công ty CP CleanChem Việt Nam sẽ tổng hợp giúp bạn những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải là một quá trình để loại bỏ chất bẩn, chất ô nhiễm ra khỏi nước thải, nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn nước thải đã được xử lý. Xử lý nước thải có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như: vật lý, hoá học, sinh học. Tuỳ vào từng loại nước thải mà việc áp dụng công nghệ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Các công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải AAO

AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ VSV khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí; thiếu khí; hiếu khí để xử lý nước thải. Công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm là quá trình mang bản chất sinh trưởng bám dính bao gồm các giai đoạn kỵ khí (Anaerobic) nối tiếp; thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Oxic). Đây là quá trình khác biệt so với quá trình AAO với hệ bùn hoạt tính truyền thống. Đó là sinh khối phát triển và dính bám vào bề mặt chất mang.

Công nghệ AAO

Nguyên lý hoạt động

1.Quá trình Anaerobic (xử lý sinh học kị khí)

Trong các bể kị khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ VSV kị khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển; VSV kị khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Sau đó phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.

2.Quá trình xử lý Anoxic (xử lý sinh học thiếu khí)

Bể Anoxic là  bể quan trọng trong quá trình khử  nitrat thành khí nitơ N2; giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.

3.Quá trình Oxic(xử lý sinh học hiếu khí)

Trong bể Oxic xảy ra quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

Ứng dụng công nghệ AAO

Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt; nước thải bệnh viện; nước thải ngành chế biến thủy hải sản; nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…

Công nghệ AAO thường được kết hợp với công nghệ xử lý nước thải MBBR và công nghệ xử lý nước thải MBR tăng hiệu quả xử lý

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

MBBR(Moving Bed Biofilm Reactor), là công nghệ sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, tạo lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể, thực hiện quá trình xử lý sinh học.

Công nghệ MBBR

Nguyên lý hoạt động

  • Lớp ngoài cùng là chủng VSV hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải.
  • Tại lớp giữa, chủng VSV thiếu khí phát triển mạnh khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải.
  • Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể VSV kỵ khí phát triển mạnh mẽ; xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử làm giảm nồng độ BOD, COD và N, P. Vi sinh vật lớp trong cùng sau một thời gian sẽ chết đi do không đủ chất dinh dưỡng và sẽ tách ra; những vi sinh vật còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển

Ứng dụng công nghệ MBBR

Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …

Công nghệ xử lý nước thải SBR

CÔNG NGHỆ SBR

SBR (Sequencing Batch Reactor) đang chứng tỏ được hiệu quả cao trong việc xử lý chất ô nhiễm; với khả năng khử được N, P cao và kết cấu đơn giản, hoạt động dễ dàng. Đây là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ.

Nguyên lý hoạt động

  • Đưa nước vào bể (Filling): đưa nước vào bể có thể vận hành ở 3 chế độ: làm đầy tĩnh, làm đầy khuấy trộn, làm đầy sục khí.
  • Giai đoạn phản ứng (Reaction): sục khí để tiến hành quá trình nitrat hóa và phân hủy chấ hữu cơ. Trong giai đoạn này cần tiến hành thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng sau này.
  • Giai đoạn lắng (Settling): Các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ.
  • Giai đoạn xả nước ra (Discharge): Nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra đến giai đoạn khử tiếp theo; đồng thời trong quá trình này bùn lắng cũng được tháo ra. Khoảng 0.5 giờ.
  • Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành

Ứng dụng của công nghệ SBR

  • Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải KCN tập trung
  • Dự án quy mô lớn.
  • Các công trình có diện tích trung bình.

Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR

MBR (Membrane Bio Reactor) là sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí.

Công nghệ xử lý nước màng MBR

Nguyên lý hoạt động

  • Màng lọc MBRđược đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank
  • Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2 µm), chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng
  • Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.
  • Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa). Hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.

Ứng dụng công nghệ MBR

Công nghệ màng MBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải phổ biến như:

  • Nước thải sinh hoạt: khách sạn, nhà hàng, Resort, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp….
  • Nước thải y tế: bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, …

Trên đây là những công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng vào nhiều quy trình xử lý nước hiện nay. Nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này số Hotline – 0865.000.188 luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ miễn phí cho quý khách!

> Xem thêm

Hóa chất xử lý nước thải sử dụng phổ biến hiện nay

Quy trình chung xử lý nước thải

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?