Phân loại hóa chất vệ sinh công nghiệp

Hóa chất vệ sinh công nghiệp đã có mặt rộng rãi và đem lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác nhau cho đời sống của chúng ta. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cần thiết về hóa chất vệ sinh công nghiệp để các bạn tham khảo.

 

Dựa vào chức năng của hóa chất có thể chia thành 3 nhóm chính sau:

1. Về hóa chất làm sạch

Hóa chất làm sạch gốc axit

Hóa chất làm sạch gốc axit sẽ giúp làm sạch các chất cô cơ như xi măng thường được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi dùng hóa chất tẩy rửa làm sạch thì bạn dùng máy hút bụi để hút hết bụi bẩn rồi dùng khăn ẩm sạch để lau lại một lần nữa.

 

Lưu ý;bạn không được dùng loại hóa chất này trên các vật liệu bằng kim loại, inox, đá tự nhiên. Trong quá trình sử dụng thì cần phải trang bị các loại dụng cụ bảo hộ tránh tiếp xúc trực tiếp lên da hay bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm.

 

Hóa chất làm sạch gốc kiềm

Loại hóa chất này dùng để làm sạch các loại thiết bị đồ nội thất; máy điều hòa; điện thoại;…Khi sử dụng bạn nên pha loãng hóa chất với nước tùy theo độ bám bẩn của vật liệu trên bề mặt; bạn tiến hành xịt hóa chất lên bề mặt vật cần vệ sinh sau đó dùng khăn mềm lau sạch và tiếp tục dùng khăn sạch để lau khô bề mặt vừa vệ sinh. Lưu ý không dùng hóa chất gốc kiềm để vệ sinh các vật liệu nhôm sẽ làm hư hỏng bề mặt vật dụng.

 

 Hóa chất làm sạch trung tính

Loại hóa chất này chúng ta thường sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày; ít gây nguy hiểm đến vật dụng làm sạch và sức khỏe con người. Những loại hóa chất tẩy rửa này thường có mùi thơm dễ chịu và có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập. Hóa chất làm sạch trung tính có thể kể đến như: nước tẩy bồn cầu Vim, nước lau sàn,…

 Hóa chất làm sạch cục bộ

Loại hóa chất này dùng để làm sạch các loại vết bẩn thông thường như: vết nước trà; nhựa cây; kẹo cao su;…để tẩy rửa bạn có thể dùng các chất tẩy có gốc dầu là những este thơm có khả năng hòa tan như: Xylen; Stain,…

Hóa chất làm sạch cục bộ thường dùng để làm sạch vết bẩn trên nền gạch; thảm;…tránh dùng để tẩy rửa vệ sinh vết bẩn trên các vật dụng bằng nhựa hay cao su. Tuy nhiên, loại hóa chất này thường có mùi hôi khó chịu; vì vậy bạn tránh tiến hành vệ sinh ở khu vực kín để đản bảo an toàn.
 

 

2. Hóa chất phủ bóng

Hóa chất phủ bóng hay hóa chất xi mạ là loại hóa chất có chứa chất keo cứng hòa tan trong nước; khi khô chúng sẽ tạo thành một lớp màng bên ngoài cứng có tác dụng bảo vệ bề mặt vật dụng. Trong thực tế, người ta dùng hoa chat xi ma này cho các vật liệu bằng gạch;Gỗ; gạch Granite; kim loại;…giúp cho bề mặt vật liệu ít bị trầy xước; sáng bóng; đẹp mắt và giá trị hơn.
 
Về cách thức sử dụng bạn pha hóa chất với nước theo tỷ lệ 4:1 sau đó xịt hoặc bôi lên vật dụng cần phủ bóng; tiếp theo tiến hành đánh bóng; dùng khăn ẩm lau sạch lại. Những loại hóa chất phủ bóng được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: Snabak; Wax; Fhineup; dầu bóng; PU;…
 

3. Hóa chất khử mùi + tạo mùi

Hóa chất không chỉ để tẩy rửa vệ sinh mà còn có tác dụng tạo mùi thơm hay khử mùi cũng rất hiệu quả. Có thể kể đến những sản phẩm như: dầu thông;băng phiến có tác dụng khử mùi hôi, ẩm mốc hay xua đuổi côn trùng.

 
 
Trên đây là một số ứng dụng có hóa chất trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp; tùy vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn sử dụng loại hóa chất nào cho phù hợp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn; sử dụng hóa chất một cách hiệu quả và an toàn nhất. Chúc bạn thành công!

CÔNG TY CLEANCHEM VIỆT NAM

Địa chỉ VPGD: Tòa D5A, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0865000696 & 0865000929

 

 

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?