Tối ưu xử lý nước thải nhà máy giấy với VTA Nanofloc A644

nha may san xuat giay

Công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp – dịch vụ khác, nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng. Thế nhưng việc xử lý nước thải nhà máy giấy như thế nào cho hiệu quả và tối ưu thì không phải là một vấn đề đơn giản! 

nha may san xuat giay

Nguồn phát sinh nước thải nhà máy giấy

Có hai nguồn sản sinh ra nước thải đó là: từ quá trình xeo giấy và quá trình làm việc. Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy sẽ xuất hiện trong dịch thải; và sẽ gây ô nhiễm môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.

Theo thuật ngữ của ngành giấy bao gồm 70% chất rắn hữu cơ (có thể thu hồi để tái tạo) và sử dụng và 30% chất rắn vô cơ. Vì thế mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch đen.

Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy; để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm; người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.

Tính chất nước thải sản xuất giấy

Nước thải ngành giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và xơ sợi; các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, các chất tẩy rửa và hợp chất hữu cơ của chúng.

Nước thải sản xuất giấy và bột giấy có lượng cacbonhydrat cao; là những chất dễ phân hủy sinh học nhưng thiếu nitơ và phospho là dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển. Do đó, quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần bổ sung dinh dưỡng, đảm bảo tỉ lệ cho quá trình hiếu khí BOD5 : N : P = 100:5:1 và quá trình yếm khí BOD5 : N : P = 100:3:0,5.

Đặc tính nước thải ngành giấy thường có tỉ lệ BOD5:COD ≤ 0,55 và hàm lượng COD cao (COD > 1000 mg/l) nên trong xử lý thường kết hợp giữa phương pháp yếm khí và hiếu khí.

tinh chat nuoc thai che bien giay

Xử lý nước thải nhà máy giấy

Phương pháp lắng

Dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi, trước hết đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy thì thường dùng thiết bị lắng hình phễu.Trong quá trình lắng cần phải tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy yếm khí; khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên.

Để nước thải loại này lắng được tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, chúng ta tính toán với tải trọng bề mặt từ 1 đến 2 m3/m2.h (lưu lượng dòng thải tính cho 1 đơn vị bề mặt lắng của bể trong 1 đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng còn có thể thổi khí nén (áp suất 4 đến 6 bar) vào bể lắng. 

Phương pháp đông keo tụ hóa học

Dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất phospho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp đông keo tụ có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. Các chất keo tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và các vôi. Các chất polyme dùng để trợ keo và tăng tốc độ quá trình lắng.

Đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước thải ở giá trị thích hợp, chẳng hạn phèn nhôm pH từ 6.5 – 8.5, hay phèn sắt pH từ 5 – 11, dùng vôi thì pH > 11.

Phương pháp sinh học

Dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ ở dạng tan. Nước thải của công nghiệp giấy và bột giấy có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao, đặc biệt có chứa hàm lượng các hợp chất lignin cao ở dòng thải của xí nghiệp. Các hợp chất của lignin là những chất không có khả năng phân hủy hiếu khí và phân hủy yếm khí rất chậm. Do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học thì dịch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy

so do cong nghe he thong xu ly nuoc thai nha may giay

Thuyết minh sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất giấy

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy, công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác; nhằm giữ lại những tạp chất thô có trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát; để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các quá trình xử lý sau. Tiếp theo nước thải được đưa vào hố thu gom.

Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại đây, có bố trí đĩa phân phối khí nhằm hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể; ngăn việc lắng cặn, sinh mùi khó chịu. Cũng tại bể điều hòa, pH nước thải được điều chỉnh và ổn định ở mức 6.5 – 8.5.

Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông; nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng. Nước tiếp tục được chảy sang bể lắng I; để loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột, còn một
phần bùn được đưa sang bể chứa bùn.

Nước thải được đưa sang bể sinh học kỵ khí; bổ sung một phần dinh dưỡng cho nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước.
Sau đó nước từ bể kỵ khí sẽ được đưa sang bể sinh học hiếu khí. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan; và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Bể có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cấp oxi; tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển và phân giải các chất ô nhiễm.

Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính.

VTA NANOFLOC A644 tối ưu việc xử lý sinh học

Sản phẩm VTA Nanofloc A644 được định lượng vào hệ thống tại vị trí nằm giữa bể hiếu khíbể lắng thứ cấp, chỉ cần một ít bơm định lượng và một số ống cao su để kết nối.
Nước thải sau xử lý sinh học mang theo bùn hoạt tính; nên cần loại bỏ trước khi đi vào bể tiếp theo. Vì vậy vai trò bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bơm bùn hoạt tính hồi lưu (Return Activated Sludge (RAS) sẽ sẽ đưa bùn hoạt tính trở lại bể sục khí.

Hiệu quả của việc sử dụng VTA Nanofloc A644

  • Hiệu quả ngay ở lượng ppm
  • Tối ưu việc tách các loại chất ô nhiễm (chất rắn lơ lửng, chất hòa tan…) ra khỏi nước thải,
  • Hạn chế tối đa sự mất ổn định trong hệ thống
  • Tăng mạnh tốc độ lắng bùn
  • Tăng phân tán ôxy, GIẢM ĐẾN 30% lượng điện tiêu hao để sục khí,
  • Hỗ trợ phân hủy chất béo, giai đoạn Nitrat hóa – Khử Nitơ. Tối ưu các thông số COD, tổng Phốtpho, Nitơ…, giúp nâng cao đáng kể chất lượng nước sau xử lý
  • Sau 6 – 8 ngày dùng; GIẢM 30-45% vi sinh xử lý nước thải, 40-50% các loại hóa chất cần thiết để xử lý bùn
  • Hạn chế các mùi khó chịu gây ra bởi phân hủy hữu cơ
  • Tăng công suất và tính ổn định của cả Hệ thống xử lý,
  • Sau 6 ngày sử dụng, hiệu suất xử lý xử lý của nhà máy được tăng thêm 5% mỗi ngày kế tiếp, lên đến 20-30%.

Nước thải sau bể lắng sẽ chảy sang bể khử trùng bằng Clorine; nhằm đáp ứng chỉ tiêu Coliform khi xả ra ngoài môi trường.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu Quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải; nước sạch – để được tư vấn tốt nhất trong thời gian sớm nhất nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN CLEANCHEM VIỆT NAM

Địa chỉ: Tòa D5A, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline 1: 0865 000 696
Hotline 2: 0865 000 188
Hotline 3: 0865 000 959

Email: info@cleanchem.vn

Website: https://cleanchem.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/hoachattot.vn

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?