Hiện trạng ô nhiễm nước thải dệt nhuộm

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.
uy nhiên, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp dệt nhuộm ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải mà đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ,…loại nước thải này có độ kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh.
 

xử lý nước thải dệt nhuộm

Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải dệt nhuộm:

    Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.
 
xử lý nước thải dệt nhuộm
 
    Song song với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất. Hằng năm ngành dệt nhuộm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm cao do chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn hoặc hệ thống  bị hư hỏng; chưa cải tạo kịp thời.
 
xử lý nước thải dệt nhuộm
 

    Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải bao gồm:

  • Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ; các tạp chất chứa Nitơ; các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
  • Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4; CH3COOH; NaOH; NaOCl; H2O2; Na2CO3; Na2SO3;…các loại thuốc nhuộm; các chất trơ; chất ngấm; chất cầm màu; chất tẩy giặt.
  • Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm; các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. 

 

xử lý nước thải dệt nhuộm

   Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại; muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD; COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm. Có thể tóm tắt những ảnh hưởng do các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận như sau:

 
    – Độ kiềm cao làm tăng pH của nước; nếu pH >9 sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh.
    – Muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn. Nếu lượng nước thải lớn sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào.
    – Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD; COD của nguồn nước gây tác hại đối với đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước.
    – Độ màu cao do dư lượng thuốc nhuộm trong nước thải gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thuỷ sinh; ảnh hưởng tới cảnh quan. Các chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước; gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật.
    – Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước; ảnh hưởng đến sự sống các loài thuỷ sinh.
 

   

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM:

    Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi giải pháp đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng yêu cầu phải loại bỏ được các yếu tố thành phần như nhiệt độ; độ màu; chất rắn lơ lửng SS; COD; BOD5 và kim loại nặng.

 

 

  • Phương pháp cơ học: song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan
  • Phương pháp hóa học: Sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng; oxy hóa bậc cao; keo tụ/tạo bông
  • Phương pháp hóa – lý: Kết hợp các quá trình keo tụ/tạo bông, lắng, tuyển nổi, lọc (Lọc cát và than hoạt tính) tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, với mục đích loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hòa tan và các kim loại nặng.
  • Phương pháp sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ COD; BOD. Quá  trình sinh học có thể kết hợp quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.

CÔNG TY CP CLEANCHEM VIỆT NAM 

Địa chỉ VPGD: Tòa D5A, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0865000696 & 0865000929

 

Trả lời

1
Bạn cần hỗ trợ?